Thân Hữu Đồng Công - Hải Ngoại

Giáo Hội Hiện Thế - Thời Khoảng 14-16/10/2024

 

Từ Maputo, thủ đô Mozambique Phi Châu,
một chiều gió mát lành lạnh Thứ Tư ngày 16/10/2024 xin chào Cộng đồng Dân Chúa, 

Trong tình trạng Trung Đông đang căng thẳng giữa Iran và Israel liên quan đến các phi đạn tấn công nhau trên bầu trời,
thế mà phái đoàn TĐCTT 5 người cũng đã từ Hoa Kỳ đến được Doha của Qatar bình an, và từ đó về Manupo Mazambique.

Giả sử Thế Chiến Thứ 3, Thế Chiến nguyên tử bùng nổ, thì phải chăng Phi Châu ở tận cùng trái đất về bần cùng sẽ vẫn tồn tại,
trong khi các châu lục văn minh tân tiến hay đang tiến, các châu lục có nguyên tử không biết sẽ ra sao khi bom nguyên tử bùng nổ!?!

Thế Chiến nguyên tử phải chăng là yếu tố cần thiết để trật tự thế giới bị đảo lộn, nhưng không phải một trật tự thế giới mới đang được Nga và Tầu mong muốn,
mà là một trật tự thế giới mới ở chỗ "Chúa hạ người quyền hành (văn minh băng hoại) xuống khỏi vị cao và sẽ nâng người hèn mọn lên (Phi Châu)" (Luca 1:52).
Bắng tất cả lòng tin tưởng vào Đấng làm chủ mọi sự và quan phòng thần linh cho phần rỗi của nhân loại nói chung và của những linh hồn cần đến LTXC hơn,
chúng ta tiếp tục theo dõi tình hình Giáo Hội Hiện Thế trong thời khoảng 3 ngày vừa qua ở những đường kết nối tùy nghi sau đây: 

GIÁO HỘI

HIỆN THẾ
Liên Hiệp Châu Âu khởi động tiến trình đàm phán kết nạp Albanie
Ukraine: Hạm đội Nga tê liệt, mất vai trò trong cuộc chiến với Kiev
Ukraine lên dây cót giành mũi đất chiến lược để đánh bật Nga khỏi miền Nam
Nga sơ tán hơn 30.000 người khỏi khu vực biên giới với Ukraine
Nga cảnh báo đanh thép kịch bản NATO tấn công St. Petersburg 
Tình báo Đức báo động nguy cơ Nga đối đầu quân sự trực tiếp với NATO ngay từ năm 2030
TT Zelensky tố cáo Bắc Triều Tiên gửi viện binh đến chiến trường Ukraina giúp Nga
Đe dọa tấn công hạt nhân: Tiếng gầm sợ hãi của hổ giấy Siberia
Quân Israel tấn công khắp Gaza, giết chết ít nhất 50 người
Trung Đông : Thủ tướng Israel tuyên bố tấn công khốc liệt Hezbollah
EU trừng phạt Iran với cáo buộc chuyển tên lửa cho Nga
Trung Đông : Mỹ gửi hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD và đưa quân sang Israel
Trung Đông : Hezbollah tiếp tục tấn công hai cơ sở quân sự tại Israel
Loạt vụ nổ súng đốt nóng căng thẳng Israel - Liên Hợp Quốc
LHQ muốn mở điều tra “độc lập” về cuộc tấn công đẫm máu của Israel ở Liban
Xe tăng Israel đâm sập cổng căn cứ lực lượng gìn giữ hòa bình ở Li Băng
Chuyên gia giải mã việc Triều Tiên cho nổ tung đường nối với Hàn Quốc
Hàn Quốc khẳng định « hoàn toàn sẵn sàng » đối phó trước đe dọa của Bắc Triều Tiên
Hàn Quốc cảnh báo ‘đặt dấu chấm hết’ cho Triều Tiên nếu làm tổn hại đến dân Hàn
Trung Quốc tập trận quy mô lớn bao vây Đài Loan
Quân đội Đài Loan báo động cao khi Trung Quốc tập trận bao vây
Tác động của bầu cử tổng thống Mỹ đến hệ thống liên minh có từ năm 1945
Việt Nam có quyền lực như thế nào tại châu Á-Thái Bình Dương?
 Người Mỹ Gốc Việt Ủng Hộ Harris-Walz ra mắt cộng đồng Little Saigon
'GDP của Việt Nam có thể giảm 1% nếu ông Trump tái đắc cử'
Báo chí cộng sản: kiếp nạn thứ tư của người Việt Nam
Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ‘giải phóng thủ đô’: Người ngán ngẩm, kẻ hào hứng


Tiếp kiến chung 16/10: Đức tin giải thoát chúng ta khỏi nỗi sợ rằng mọi sự kết thúc sau cái chết

Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 16/10/2024, Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Thánh Thần là “Đấng ban sự sống”, Người ban cho chúng ta sự sống mới, sự sống trong Chúa Kitô, làm cho chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa, ban cho chúng ta sự sống đời đời. Đây chính là tin mừng mang lại ý nghĩa cho sự hiện hữu của chúng ta khi chúng ta hiểu và tin rằng những đau khổ và bất công trên thế giới này không thống trị mãi mãi, mọi sự không kết thúc sau cái chết.

Vatican News 

Tiếp tục loạt bài giáo lý về Chúa Thánh Thần, Đức Thánh Cha đã suy tư về sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống Giáo Hội, đặc biệt suy tư về Chúa Thánh Thần như được tuyên xưng trong Kinh Tin Kính. Ngài nhắc rằng vào thế kỷ thứ IV, Giáo hội đã xác định thiên tính của Chúa Thánh Thần và ngày nay chúng ta cũng tái khẳng định niềm tin đó khi tuyên xưng: “Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Ðấng ban sự sống, Người bởi Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con mà ra. Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con. Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy”.

Chúng ta tuyên xưng Chúa Thánh Thần là “Đấng ban sự sống”, và Người ban cho chúng ta sự sống mới, sự sống trong Chúa Kitô, làm cho chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa, ban cho chúng ta sự sống đời đời. Đức Thánh Cha nói rằng đây chính là tin mừng mang lại ý nghĩa cho sự hiện hữu của chúng ta khi chúng ta hiểu và tin rằng những đau khổ và bất công trên thế giới này không thống trị mãi mãi, mọi sự không kết thúc sau cái chết.

Bắt đầu buổi tiếp kiến, cộng đoàn cùng nghe đoạn Tin Mừng Thánh Gioan (14,15-17):

“Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em”.

Và Đức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý:

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Với bài giáo lý hôm nay, chúng ta chuyển từ những điều đã được mặc khải cho chúng ta trong Kinh Thánh về Chúa Thánh Thần sang cách Người hiện diện và hoạt động trong đời sống của Giáo hội, trong đời sống Kitô hữu của chúng ta.

Khẳng định thiên tính của Chúa Thánh Thần

Trong ba thế kỷ đầu tiên, Giáo hội không cảm thấy cần phải đưa ra một công thức rõ ràng về đức tin vào Chúa Thánh Thần. Ví dụ, trong Kinh Tin Kính cổ xưa nhất của Giáo Hội, được gọi là Tín biểu các Tông đồ, sau khi tuyên xưng: “Tôi tin kính Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, và Đức Giêsu Kitô, Đấng đã sinh ra, đã chết, xuống ngục tổ tông, sống lại và lên trời”, thì tuyên xưng thêm: “[Tôi tin] Chúa Thánh Thần”, và không thêm điều gì nữa, không thêm bất kỳ đặc điểm nào.

Nhưng chính lạc giáo đã thúc đẩy Giáo hội định nghĩa đức tin của mình. Khi tiến trình này bắt đầu - với Thánh Athanasio vào thế kỷ thứ tư - chính kinh nghiệm của Giáo hội về hoạt động của Chúa Thánh Thần trong việc thánh hóa và “làm cho chúng ta trở nên giống Thiên Chúa” đã dẫn Giáo hội đến xác tín về thiên tính trọn vẹn của Chúa Thánh Thần. Điều này được thực hiện trong Công đồng chung Constantinople năm 381, Công đồng đã định nghĩa thiên tính của Chúa Thánh Thần bằng những lời nổi tiếng mà ngày nay chúng ta vẫn lặp lại: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần, là Thiên Chúa và Đấng ban sự sống, Người bởi Đức ​​Chúa Cha [và Đức Chúa Con] mà ra. Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy”.

Chúa Thánh Thần chia sẻ “quyền làm chủ” của Thiên Chúa

Nói rằng Chúa Thánh Thần “là Chúa” có nghĩa là nói rằng Người chia sẻ “quyền làm chủ” của Thiên Chúa, rằng Người thuộc về thế giới của Đấng Tạo Hóa, chứ không phải thế giới của các thụ tạo. Lời tuyên bố mạnh mẽ nhất chính là Người được tôn vinh và phụng thờ như Chúa Cha và Chúa Con. Đó là lập luận về sự bình đẳng trong vinh quang, điều quan trọng đối với Thánh Basilio Cả, người là kiến ​​trúc sư chính của công thức: Chúa Thánh Thần là Chúa, là Thiên Chúa.

Định nghĩa của Công đồng không phải là điểm đến mà là điểm khởi hành. Và trên thực tế, một khi khắc phục những lý do lịch sử ngăn cản việc khẳng định rõ ràng hơn về thiên tính của Chúa Thánh Thần, thì thiên tính của Người đã được tuyên xưng một cách tin tưởng trong phụng tự và thần học của Giáo hội. Thánh Grêgôriô Nazarênô, sau Công đồng đó, đã tuyên xưng không chút do dự: “Vậy Chúa Thánh Thần có phải là Thiên Chúa không? Chắc chắn rồi! Người có đồng bản tính không? Có, nếu Người là Thiên Chúa thật” (Oratio 31, 5.10).

"Bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con"

Tín điều mà chúng ta tuyên xưng trong Thánh lễ mỗi Chúa Nhật, “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần”, nói gì với chúng ta, những tín hữu ngày nay? Trước đây, nó chủ yếu liên quan đến việc khẳng định rằng Chúa Thánh Thần “phát xuất từ Đức Chúa Cha”. Giáo hội Công giáo Latinh đã sớm bổ sung lời tuyên xưng này bằng cách thêm vào, trong Kinh Tin Kính của Thánh Lễ, rằng Chúa Thánh Thần cũng xuất phát từ Chúa Con. Vì trong tiếng Latinh, cụm từ “và bởi Đức Chúa Con” được gọi là “Filioque”, điều này đã làm nảy sinh cuộc tranh chấp được biết đến với cùng tên này, vốn là lý do (hoặc cái cớ) cho rất nhiều cuộc tranh chấp và chia rẽ giữa Giáo hội Đông phương và Giáo hội Tây phương. Chắc chắn đây không phải là trường hợp để được nói đến ở đây, điều mà, hơn nữa, trong bầu không khí đối thoại được thiết lập giữa hai Giáo hội, đã mất đi sự cay đắng của quá khứ và ngày nay cho phép chúng ta hy vọng vào sự chấp nhận lẫn nhau hoàn toàn, như một trong “những khác biệt chính được hòa giải”. Tôi thích nói điều này: “những khác biệt được hòa giải”. Có nhiều sự khác biệt giữa các Kitô hữu: người này theo trường phái này, trường phái kia; người này là Tin lành, người kia… Điều quan trọng là những khác biệt này được dung hòa, trong tình yêu thương bước đi cùng nhau.

Chúa Thánh Thần ban sự sống đời đời, sự sống của con cái Thiên Chúa

Sau khi vượt qua được chướng ngại này, ngày nay chúng ta có thể trân trọng đặc quyền quan trọng nhất đối với chúng ta, điều được công bố trong Kinh Tin Kính, đó là Chúa Thánh Thần là Đấng “làm sống động”, nghĩa là “Đấng ban sự sống”. Chúng ta tự hỏi: Chúa Thánh Thần ban sự sống nào? Khởi đầu, trong công cuộc sáng tạo, hơi thở của Thiên Chúa ban cho Adam sự sống tự nhiên; một pho tượng bằng bùn được biến thành “một sinh vật” (xem St 2,7). Giờ đây, trong cuộc tạo dựng mới, Chúa Thánh Thần là Đấng ban cho các tín hữu sự sống mới, sự sống của Chúa Kitô, sự sống siêu nhiên, của con cái Thiên Chúa. Thánh Phaolô có thể thốt lên: “Luật của Thần Khí, điều ban sự sống trong Chúa Giêsu Kitô, đã giải thoát anh em khỏi luật của tội lỗi và sự chết” (Rm 8,2).

Đức tin giải thoát chúng ta khỏi nỗi sợ rằng chết là hết

Trong tất cả những điều này, đâu là tin tức tuyệt vời và an ủi cho chúng ta? Đó là sự sống được Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta, là sự sống đời đời! Đức tin giải thoát chúng ta khỏi nỗi kinh hoàng của việc phải thừa nhận rằng mọi sự đều kết thúc ở đây, rằng không có sự cứu chuộc nào cho những đau khổ và bất công đang thống trị trên trái đất. Một lời khác của Thánh Tông Đồ bảo đảm với chúng ta điều này: “Nếu Thánh Thần của Thiên Chúa, Đấng đã cho Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, ngự trong anh em, thì Đấng đã cho Đức Kitô sống lại từ cõi chết cũng sẽ ban sự sống cho thân xác phải chết của anh em nhờ Thần Khí của Người sống trong anh em”. (Rm 8,11). Chúa Thánh Thần cư ngụ trong chúng ta, ở trong chúng ta.

Vun trồng đức tin cho người thiếu đức tin

Chúng ta cũng hãy vun trồng đức tin này cho những người, thường không phải do lỗi của họ, thiếu đức tin đó và không thể mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Và chúng ta đừng quên tạ ơn Đấng, bằng sự chết của Người, đã mang lại cho chúng ta món quà vô giá này!

Buổi tiếp kiến chung kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Đức Thánh Cha ban cho tất cả mọi người!